Grooming là gì?

Grooming là gì? Tìm hiểu về quá trình “sexual grooming”

Grooming là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là trong thế giới của làm đẹp và chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, từ ngữ này lại mang rất nhiều nghĩa, không chỉ là ý nghĩa cho việc “chải chuốt” bản thân, mà còn mang một nghĩa ẩn dụ khác về lạm dụng tình dục trẻ em. Vì thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về grooming là gì và quá trình mà kẻ lạm dụng xây dựng lòng tin của trẻ diễn ra như thế nào nhé.

Grooming là gì? Grooming là một từ ngữ tiếng anh có rất nhiều nghĩa, theo nghĩa gốc thì grooming được hiểu là hành động chải chuốt, chăm sóc bản thân. Nhưng hiện nay, từ grooming lại được sử dụng nhiều với nghĩa ẩn dụ là nói về hành động xây dựng lòng tin của một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên nhằm mục đích lạm dụng tình dục.

Grooming là gì?

Khi nói về ý nghĩa của từ “grooming” thì đầu tiên từ ngữ này được biết đến với nghĩa gốc là “chải lông ngựa”. Sau đó, người ta thường dùng từ “grooming” cho hành động chăm sóc vẻ ngoài của bản thân như chải chuốt tóc tai, ăn mặc chỉnh tề, trang điểm,… Mục tiêu của grooming không chỉ là để trở nên hấp dẫn hơn về mặt ngoại hình mà còn để nâng cao sự tự tin, tạo ra một hình ảnh tích cực trong mắt người khác.

Ngoài ra, grooming còn được biết đến với một nghĩa ẩn dụ khác khi nói về các vấn đề lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em. Vậy ý nghĩa trong vấn đề này của grooming là gì? Grooming trong bối cảnh xâm hại tình dục trẻ em, là quá trình mà một người lớn thiết lập một mối quan hệ tin tưởng với một trẻ em, thậm chí là gia đình của trẻ. Với mục đích cuối cùng là thực hiện hành vi xâm hại tình dục với đứa trẻ đó.

Quá trình này còn được gọi với cái tên đầy đủ là “sexual grooming”, được hiểu nôm na là “chăn dắt tình dục. Quá trình chăn dắt này thường diễn ra một cách âm thầm và tinh vi, khiến nạn nhân và thậm chí những người thân xung quanh không nhận ra mục đích thực sự cho đến khi sự việc lạm dụng và xâm hại xảy ra.

Quá trình Grooming là gì?
Grooming là gì? Là thuật ngữ nói về quá trình một người lên kế hoạch tiếp cận và dụ dỗ trẻ em hoặc trẻ vị thành niên để lạm dụng tình dục.

Nguồn gốc của thuật ngữ grooming là từ đâu?

Nói về nguồn gốc ý nghĩa của từ grooming thì theo chúng tôi tìm hiểu, từ grooming mang ý nghĩa là người chăm sóc ngựa hay hành động chải lông ngựa từ thế kỷ 17. Cũng từ ý nghĩa trên mà về sau này từ “grooming” còn được dùng để ám chỉ hành động chải chuốt, chăm sóc bản thân của con người hoặc động vật. Ngoài ra, từ “grooming” còn được dùng trong hành động chuẩn bị cho một người nào đó bước vào một công việc hoặc một cuộc thi, sự kiện nào đó.

Một thời gian sau, một đặc vụ FBI đã nghỉ hưu Kenneth Lanning cho biết, từ “grooming” vốn đã được các điều tra viên dùng để miêu tả về cách thức hành động của những kẻ lạm dụng tình dục sử dụng vào năm 1970. Cho đến năm 1985, tờ báo Chicago Tribune đã dùng từ “grooming” để miêu tả quá trình mà những kẻ ấu dâm thực hiện.

Cho đến những năm 1990, internet bắt đầu phát triển những kẻ ấu dâm này lợi dụng sự ẩn danh và dễ dàng mạo danh trên internet, nên những vụ dụ dỗ trẻ em và trẻ vị thành niên để thực hiện những hành vi xâm hại và lạm dụng tình dục xảy ra càng nhiều. Cũng từ đó thuật ngữ “grooming” đã trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn.

Quá trình “sexual grooming” diễn ra như thế nào?

Quá trình “sexual grooming” là một chuỗi hành động cố ý và tính toán của kẻ lạm dụng nhằm mục đích thiết lập một mối quan hệ tình cảm và sự tin tưởng với nạn nhân (thường là trẻ em hoặc trẻ vị thành niên) và gia đình nạn nhân. Để sau đó thực hiện hành vi xâm hại tình dục mà không gặp phải sự kháng cự từ nạn nhân.

Quá trình này thường diễn ra theo các giai đoạn và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là vài năm, tùy thuộc vào mục tiêu và kế hoạch của kẻ lạm dụng. Dưới đây là một số giai đoạn chính của quá trình “sexual grooming”:

-Lựa chọn mục tiêu:

Kẻ lạm dụng thường bắt đầu bằng việc lựa chọn một nạn nhân tiềm năng, ví dụ như: trẻ em có vẻ cô đơn, thiếu sự chăm sóc hoặc có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với gia đình. Internet và mạng xã hội cung cấp một công cụ dễ dàng cho việc này, cho phép kẻ lạm dụng tiếp cận nạn nhân một cách ẩn danh. 

-Thiết lập mối quan hệ với trẻ:

Sau khi lựa chọn mục tiêu, kẻ lạm dụng bắt đầu thiết lập một mối quan hệ qua việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ sở thích hoặc đưa ra lời khen ngợi và tặng quà cho trẻ. Mục đích là tạo ra một cảm giác an toàn và tin tưởng giữa nạn nhân và kẻ lạm dụng.

Sexual Grooming là gì?
Sau khi đã lựa chọn đối tượng, kẻ lạm dụng sẽ bắt đầu tiếp cận và thiết lập mối quan hệ nhằm kết thân với nạn nhân.

-Tạo không gian riêng để cô lập nạn nhân:

Kẻ lạm dụng tìm cách tạo ra một không gian riêng tư để giao tiếp với nạn nhân, thường là thông qua tin nhắn riêng tư trên mạng xã hội hoặc qua điện thoại. Họ cũng có thể tìm cách cô lập nạn nhân với gia đình và bạn bè để giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện.

-Bình thường hóa sự đụng chạm các vấn đề tình dục:

Trong giai đoạn này, kẻ lạm dụng sẽ bắt đầu cho trẻ làm quen với những hành vi khiêu dâm bằng cách đề cập đến những câu chuyện về tình dục, thực hiện những hành động đụng chạm cơ thể trẻ, chia sẻ nội dung hoặc hình ảnh khiêu dâm. Thậm chí có thể là việc thực hiện các hành vi tình dục qua internet để làm mờ ranh giới phòng ngự của trẻ.

-Thực hiện hành vi lạm dụng và duy trì kiểm soát:

Cuối cùng, sau khi đã thiết lập được mối quan hệ tin tưởng và tạo ra một không gian riêng tư, kẻ lạm dụng sẽ thực hiện hành vi xâm hại tình dục trên nạn nhân. Đồng thời, kẻ lạm dụng sẽ dùng cách đe dọa hoặc lừa dối để duy trì sự im lặng của nạn nhân sau khi đã lạm dụng.

Cách phòng tránh “grooming” cho trẻ như thế nào?

Phòng tránh “sexual grooming” đòi hỏi sự chú ý và hợp tác từ phía cha mẹ, giáo viên, và cộng đồng để tạo nên một môi trường an toàn cho trẻ em. Dưới đây là một số cách tiếp cận quan trọng giúp phòng tránh nguy cơ này:

-Dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu của “grooming” và khuyến khích chúng nói lên khi cảm thấy không thoải mái hoặc bị đe dọa bởi người khác.

-Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và sở thích cá nhân để giảm bớt thời gian lên mạng và xây dựng mối quan hệ lành mạnh với bạn bè và gia đình.

-Nhà trường và gia đình cần tạo ra một môi trường cởi mở, nơi trẻ có thể chia sẻ mọi lo ngại và trải nghiệm mà không sợ bị đánh giá hoặc trừng phạt.

Ý nghĩa của Grooming là gì?
Cha mẹ cần phải thường xuyên tâm sự với con và tạo môi trường cởi mở để trẻ có thể chia sẻ khi gặp vấn đề.

-Xã hội cần nâng cao nhận thức cho cha mẹ và giáo viên bằng cách cung cấp thông tin và đào tạo về cách nhận biết dấu hiệu của “grooming” và hành vi lạm dụng.

-Giám sát hoạt động của trẻ trên mạng internet một cách cân nhắc, bao gồm việc sử dụng các công cụ kiểm soát phụ huynh và thiết lập quy tắc rõ ràng cho việc sử dụng internet. Dạy trẻ về nguy cơ có thể xảy ra trên mạng, bao gồm cách bảo vệ thông tin cá nhân và không chia sẻ nó với người lạ.

-Hãy chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hoặc tâm trạng của trẻ, bao gồm cả việc tự dưng trẻ không dám lên mạng nữa, từ chối các hoạt động trường lớp, biểu hiện sợ hãi không lý do, hoặc có những đồ vật mới mà không giải thích được nguồn gốc.

-Cần dạy trẻ biết được ai là người an toàn để nói chuyện và tiếp xúc. Giáo dục trẻ em về quyền được bảo vệ khỏi lạm dụng, giúp chúng nhận biết các hành vi không phù hợp và biết cách từ chối một cách dứt khoát.

-Nếu phát hiện dấu hiệu của “grooming” hoặc lạm dụng, hãy hành động ngay lập tức bằng cách thông báo cho các cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ trẻ em.

Có thể nói, sexual grooming là một vấn đề nghiêm trọng cần được xã hội quan tâm và giải quyết triệt để. Việc nhận biết quá trình sexual grooming là gì và biết cách phòng chống kịp thời không chỉ giúp bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ lạm dụng tình dục tiềm ẩn. Mà còn góp phần tạo ra một môi trường học tập, vui chơi an toàn và lành mạnh cho sự phát triển của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *